Thức khuya vô cùng có hại cho sức khỏe và sắc đẹp. Những người thức khuya thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người ngủ đúng giờ. Muốn cơ thể hoạt động đúng với nhịp sinh học để phục hồi cũng như tái tạo năng lượng sau một ngày thì chúng ta nên tránh thức khuya nếu không muốn cơ thể chịu những ảnh hưởng sau:
Lão hóa nhanh, làn da xỉn màu
Biểu hiện thường thấy của một “cú đêm” là đôi mắt thâm quầng và trũng xuống mỗi khi thức dậy. Thức khuya thường xuyên còn là nguyên nhân gây ra mụn nhọt, nếp nhăn, làn da nhợt nhạt thiếu sức sống.
Tăng cân không kiểm soát
Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất gọi là “leptin”. Leptin được sản sinh từ nơi dự trữ chất béo và có khả năng hạn chế cảm giác đói, kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ, quá trình trao đổi chất. Vì thế nếu thiếu leptin lâu ngày khiến bạn tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Suy giảm trí nhớ
Theo một nghiên cứu của ĐH California, Los Angeles đã chỉ ra. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya, ngủ muộn cao gấp 5 lần so với người bình thường.
Thức khuya thường xuyên còn khiến cơ thể mệt mỏi, gật gù, mất tập trung và mau quên, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc học tập của bạn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí đột quỵ
Giáo sư Francesco Cappuccio thuộc ĐH Warwick đưa ra kết luận việc thiếu ngủ dễ gây đột quỵ, bệnh tim mạch sau khi tiến hành nghiên cứu của mình. Theo ông, việc thức quá muộn, ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm và giấc ngủ bị xáo trộn thì bạn có tới 48% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 15% nguy cơ tử vong vì một cơn đột quỵ.
Phụ nữ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Theo một nghiên cứu, những phụ nữ thường xuyên thức khuya do phải làm việc, học tập dưới ánh đèn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 lần người bình thường.
Melatonin là nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxi hóa được sản xuất bởi não trong thời gian ngủ, làm giảm sự sản xuất estrogen từ buồng trứng. Do đó,việc thiếu ngủ dẫn đến việc sản sinh melatonin quá ít, khiến lượng hormone estrogen ở phụ nữ quá cao, tăng nguy cơ ung thư vú.
Stress, cáu giận, tâm lý bất ổn
Khi não bộ làm việc quá tải và không được nghỉ nơi thì chúng ta rất dễ rơi vào tình trạng Stress. Cơ thể mệt mỏi thường xuyên, làn da xỉn màu và xuất hiện nếp nhăn làm chúng ra dễ cáu giận, bực tức và thiếu kiếm chế. Điều này đi ngược hoàn toàn với mục tiêu sống vui – sống khỏe của đa số chúng ta.
Việc thường xuyên thức khuya có hại là vậy, nhưng không ít các bác sỹ, y tá phải trực đêm, những ai đang đối mặt với áp lực công việc, học tập, phải hoàn thành deadline, đồ án trước khi trời sáng...Thì vẫn phải sống chung với lịch trình về đêm.
Những người thức khuya thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người ngủ đúng giờ.
Vậy, làm sao để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như giảm thiểu tác hại từ việc thức khuya? Hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia từ chuyên gia dành cho “cú đêm”
Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày
Nước có chức năng cân bằng điện giải trong cơ thể, là người bạn giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi thức khuya cơ thể dễ bị mất nước nhanh chóng, đây chính là nguyên nhân khiến da bị khô, nhăn nheo, mệt mỏi và đầu óc thiếu tỉnh táo.
Hãy chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động tốt nhất. Buổi sáng khi vừa thức dậy bạn nên tặng cho mình một cốc nước lọc, vì uống nước khi bụng trống rỗng có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất ít nhất 24% đấy!
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động tốt nhất.
Nếu bạn là người thường xuyên quên uống nước, bạn có thể mang một chai nước khi đi học, đi làm đặt trên bàn làm việc để nhắc nhở bản thân. Hãy nhớ rằng nước chiếm 70% cơ thể con người, uống đủ nước để làn da không bị khô héo, cũng như khắc phục tình trạng mệt mỏi khi thức khuya nhé!
Ăn đủ chất và lành mạnh
Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến con người bị cuốn vào guồng quay công việc, học tập mà quên mất chăm sóc bản thân. Nhiều người chọn thức ăn nhanh để chống chế cơn đói, tiết kiệm thời gian hoặc thậm chí bỏ bữa vì quên, vì cảm thấy không cần thiết. Thế nhưng bạn không biết rằng chính thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ làm “hao mòn” cơ thể bạn, là nguy cơ gây ra các căn bệnh như béo phì, bệnh về đường tiêu hóa hay ung thư.
Nếu phải thức khuya, bạn hãy cố gắng ăn tối trước 8h tối và nếu đói vào khoảng thời gian từ 12h đến 5h sáng thì bạn chỉ nên ăn các món ăn nhẹ có nhiều chất xơ và protein. Tránh các món ăn nhiều đường và chất béo. Cháo là lựa chọn tốt nhất. Nếu không muốn ăn gì thì hãy uống một ly sữa nóng, sữa sẽ giúp bạn vẫn đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả. Bổ sung vitamin A có lợi cho mắt sáng từ các loại rau có màu xanh, quả màu đỏ như cà chua, ớt chuông, cà rốt. Ăn uống các thực phẩm giàu vitamin B như thịt nạc, omega-3 trong cá giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Việc ăn uống lành mạnh và đủ chất sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, mệt mỏi.
Rau củ quả cung cấp vitamin có lợi cho cơ thể
Đành rằng được ngủ ít, nhưng phải ngủ thật sâu!
Phải giải quyết công việc vào ban đêm khiến thời gian ngủ của bạn bị co hẹp lại. Áp lực cũng như phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, ánh đèn nhiều có thể làm não bộ bị kích thích dẫn đến khó ngủ. Để cơ thể được nghỉ ngơi thực sự thì bạn cần được ngủ thật sâu, không ngắt quãng và ngủ ít nhất 4-5 tiếng mỗi ngày bạn nhé!
Khi bạn đã hoàn thành hết công việc và sẵn sàng đi ngủ, bạn sắp xếp lại bàn làm việc, tắt đèn và thư giãn một chút bằng một vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Bạn có thể đi lại trong phòng, vươn vai, hít thở thật sâu để tạo cảm giác thư thái, cân bằng cho não bộ. Như vậy sẽ khiến cơ thể được từ từ thích nghi, đầu óc loại bỏ bớt những thông tin và bạn sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Có sức khỏe là có tất cả!
Hãy nhớ rằng trách nhiệm với công việc rất quan trọng nhưng sức khỏe vẫn là đáng quý nhất. Có sức khỏe bạn sẽ có thể làm được nhiều điều có ích và thưởng thức cuộc sống. Nếu bạn bắt buộc phải thức khuya thì hãy chú ý dành cho mình một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi, thư giãn. Sống một cuộc sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, tăng cường vận động để phòng chống các căn bệnh ngày càng trẻ hóa hiện nay như ung thư nhé!
=>> Các biện pháp đưa ra hôm nay có thể hạn chế phần nào tác hại của thức khuya, thế nhưng nếu bạn muốn có một sức khỏe dẻo dai để thưởng thức cuộc sống tươi đẹp thì hãy cố gắng sắp xếp công việc để đi ngủ sớm từ hôm nay nhé!
Tham khảo thêm bài viết hữu ích:
- Thời gian ngủ mỗi ngày là bao nhiêu?
Bình luận